Chim biết nói

20:58 |

Hai bố con ra chợ định mua một con chim.
Đến cửa hàng chim, người chủ đưa ra một con vẹt rất đẹp, đứa con nói:
- Con vẹt đẹp quá bố ơi.
Con vẹt nói:
- Tất nhiên rồi.
- A, nó còn biết nói nữa, chúng ta mua nó nhé bố?
Mua xong, về nhà người cha mới phát hiện ra con vẹt chỉ biết nói "Tất nhiên rồi".
- Thì ra mày chỉ biết nói "tất nhiên rồi" thôi à?
- Tất nhiên rồi.
- Thế thì chỉ có thằng ngu mới mua mày.
- Tất nhiên rồi.
- Á à, mày còn chửi tao ngu à?
- Tất nhiên rồi.
-Tao... tao sẽ thịt mày.
- Tất nhiên rồi.
Read more…

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN KHỐI A, A1 NĂM 2013

02:29 |
ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN KHỐI A, A1 NĂM 2013
ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN KHỐI A, A1 NĂM 2013

Read more…

Bằng chứng một người đàn ông đã tự chữa khỏi bệnh ung thư cho chính mình

01:59 |

Bằng chứng một người đàn ông đã tự chữa khỏi bệnh ung thư cho chính mình

“Vâng, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về bệnh ung thư, cuối cùng tôi đã tìm ra nguyên nhân chúng ta mắc bệnh. Khi mới sinh ra, cơ thể chúng ta ở trong trạng thái Alkaline (trạng thái ba-zơ với nồng độ pH cao) và đây chính là trạng thái cơ thể mà ta cần duy trì mãi mãi.

Bộ não luôn sản xuất ra dòng điện 3 volt. Dòng điện này theo nhịp tim chạy khắp cơ thể, giúp cơ thể hoạt động bằng các tín hiệu điện.

Và hệ thống miễn dịch thì được cấu thành nhờ các mô, tế bào và nội tạng. 3 loại này hoạt động nhịp nhàng để tạo ra một cơ thể khoẻ mạnh. Dù vậy, bạn vẫn có thể nhiễm lạnh bất cứ lúc nào.
Có rất nhiều thứ liên quan nữa mà tôi sẽ liệt kê dưới đây. Thực ra, các bạn có thể viết hẳn một cuốn sách về nó nhưng tôi chỉ muốn nói đơn giản thôi. Trong lĩnh vực này, tôi chỉ là một tay ngang nên mọi người có thể thông cảm nếu có sự thiếu sót.




Lý do chính cho việc chúng ta hay mắc bệnh đó là vì cơ thể của ta rơi vào tình trạng acid. Tổng cộng cơ thể chúng ta có 3 trạng thái acid: sơ, trung và cao.

Trong giai đoạn sơ, ta cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, v..v.., giai đoạn trung, ta bị nhiễm lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn dưới da, v..v… Đó chỉ là một vài ví dụ nhỏ để bạn hình dung khi cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái acid là như thế nào. Acid trong cơ thể càng cao thì cơ thể càng yếu. Có nhiều nguyên do cho việc acid hoá cơ thể, nhưng quan trọng nhất vẫn là thói quen ăn uống.

Lúc đầu khi tôi bị ung thư, tôi ăn rất nhiều cá vì tôi nghĩ nó tốt cho cơ thể. Đúng là nó tốt thật, nhưng không dành cho những người bị ung thư và muốn tự chữa trị vì cá chứa rất nhiều acid. Khi nghiên cứu về thức ăn, tôi đã không thể tin được những gì tôi học được về các loại thức ăn chứa acid và ba-zơ. Gần như toàn bộ các thức ăn mà không phải rau củ đều là thức ăn chưa acid. Trên mạng có những danh sách thức ăn acid và ba-zơ mà các bạn có thể tham khảo. Vậy nguyên nhân mà cơ thể chúng ta bị acid hoá chính là do những thứ mà ta ăn. Bên cạnh đó, stress cũng là một nguyên nhân chủ chốt. Thậm chí acid trong cơ thể chúng ta có thể tự nó sản sinh ra liều lượng lớn hơn.

Có thể tôi còn chưa kể hết nhưng tôi muốn nhấn mạnh vấn đề là tại sao chúng ta lại mắc bệnh ung thư? Theo những gì tôi biết thì có đến 99% những bệnh nhân ung thư có cơ thể bị acid hoá giai đoạn cao.

Nồng độ máu của bạn phải duy trì trong trạng thái Kiềm



Cũng giống như nhiệt độ, cơ thể của bạn luôn điều chỉnh độ pH sao cho cân bằng. Thậm chí nếu cần thiết, nó sẽ sản sinh ra stress trên các mô.


Do cơ thể cần điều chỉnh pH cân bằng trong mức 7.365 đến 7.40, nó sẽ làm mọi thứ để tránh tình trạng vượt quá mức acid cho phép.
 Phinex, hộp 100 que thử độ kiềm có bán trên Amazon
Cơ thể bạn sẽ biến lượng acid dư thành mỡ (đó là lý do vì sao bạn không thể giảm cân trên lượng mỡ thừa này). Hoặc một cách khác, nó sẽ lấy canxi (một loại khoáng ba-zơ) trên xương của bạn để cân bằng lượng acid thừa.

Hoặc nó có thể tạo ra mô stress bằng cách đẩy acid thừa vào mô (giống như trong trường hợp bệnh gút) vì lượng acid này tuyệt đối không được đưa vào máu (Máu phải luôn ở trong tình trang alkaline, nếu không bạn sẽ chết ngay).

Nói ngắn gọn là việc thừa acid mãn tính sẽ cản trở hoạt động chức năng của toàn bộ tế bào, và vì vậy mà sự sống của bạn bị hạn chế.

Khi độ pH của cơ thể xuống quá thấp (quá nhiều acid), bạn sẽ cảm thấy không có năng lượng, mệt mỏi, tăng cân, tiêu hoá chậm, đau nhức, và thậm chí nặng hơn là bị ung thư.

Khi ở trong tình trạng này, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ yếu đi và dòng điện 3 volt sẽ không còn hiệu quả trong việc truyền thông tín hiệu giữa các tế bào. Tế bào sẽ không có môi trường Oxy hoàn hảo để sống khi cơ thể chứa độ acid cao.

Khi Oxy trong cơ thể giảm, tế bào sẽ bị “đói” Oxy. Lúc đó, giải pháp thay thế cho việc duy trì năng lượng là sự lên men của đường, và đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ung thư.  Một tế bào bình thường tạo năng lượng bằng cách hô hấp Oxy. Trong khi đó tế bào ung thư sẽ tạo năng lượng bằng cách lên men đường.

Khi các tế bào trong cơ thể đã quen với việc thiếu Oxy thì đây chính là môi trường hoàn hảo cho tế bào ung thư phát triển. Các tế bào ung thư sẽ không cần truyền thông tín hiệu, thay vào đó, tạo ra nhiều acid sữa trong quá trình lên men năng lượng. Acid sữa là một loại chất độc hại ngăn cản sự truyền Oxy giữa các tế nào khoẻ mạnh.

Theo thời gian, các tế bào ung thư tăng lên và tiếp tục phát triển nếu không bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch. Đó là cách mà bệnh ung thư hoạt động. Điều mà các bác sĩ thường “quên” không dặn bệnh nhân ung thư là không nên ăn ngọt. Đường sẽ nuôi tế bào ung thư và quá trình sinh thiết (*) sẽ khiến cho nó lan ra các mô khác trên cơ thể. Nếu bạn không may bị ung thư, đừng lo lắng, tôi sẽ cũng cấp những website nơi bạn có thể tìm thấy giải pháp đưa cơ thể bị bệnh của mình trở lại trạng thái alkaline.

Bạn có thể chống chọi với ung thư bằng rất nhiều dưỡng chất. B17 và một số loại dưỡng chất khác có vẻ có tác dụng nhưng nếu trang thái cơ thể của bạn là acid thì việc bổ sung những chất này cũng như bạn đem chén đi rửa bằng nước bẩn.

Một trong những cách hiệu quả để đưa cơ thể trở về trạng thái Alkaline là ăn những thực phẩm ba-zơ và uống nước có tính kiềm đều đã bổ sung pH. Những thực phẩm bổ sung pH có chứa ion làm khuếch đại electron trong cở thể sẽ giúp các tế bào truyền thông tín hiệu tốt hơn.

Điều làm tôi vô cùng bực tức đó là tại sao không ai nói cho chúng ta biết một điều đơn giản là TẾ BÀO UNG THƯ KHÔNG THỂ SỐNG TRONG MỘT CƠ THỂ Ở TRẠNG THÁI ALKALINE? Thay vào đó, họ lại cung cấp cho chúng ta hàng loạt các loại hoá chất. Vấn đề là TIỀN (lợi nhuận kiếm được trong ngành này quá lớn). Còn rất nhiều yếu tố để cân nhắc nhưng căn bản những điều trên chính là lý do ta mắc phải bệnh ung thư. Detox (giảm độc) là một điều bắt buộc. Tôi đã và đang sử dụng loại Oxy giúp làm giảm độc và bổ sung Oxy cho các tế bào. Có rất nhiều loại dưỡng chất tốt mà các bạn có thể tìm thấy trên các website dưới đây.

Hãy sống khoẻ!”
“Trong năm 1964, cứ 214 người thì chỉ có 1 người mắc bệnh ung thư. Ngày nay, thì cứ 3 nữ là có 1 người bị và cứ 2 nam là có 1 người bị. Yếu tố quyết định giữa sức khỏe và bệnh tật là độ pH. Điều này chẳng phải là không được phổ biết khi mà trung bình các cuộc kiểm tra của người Mỹ nằm ở khoảng pH 4.0 và pH 5.0.” - Keiichi Morishita, tác giả của “sự thật bị ẩn giấu của bệnh ung thư”
Báo cáo về bệnh ung thư


DANH SÁCH THỰC PHẨM ALKALINE VÀ THỰC PHẨM ACID
Alkaline
Rau củ 
1.    Cây linh thảo (alfalfa)
2.    Cỏ lúa mạch
3.    Củ cải đường
4.    Củ cải đường xanh
5.    Bông cải xanh
  1. Bắp cải
  2. Cà rốt
  3. Bông cải
  4. Rau cần tây
  5. Củ cải xanh
  6. Tảo lục
  7. Cải rổ xanh
  8. Dưa chuột
  9. Bồ công anh
  10. Dulce
  11. Hoa ăn được
  12. Cà tím
  13. Rau lên men
  14. Tỏi
  15. Đậu xanh
  16. Đậu que xanh
  17. Cải xoăn
  18. Cải củ
  19. Rau diếp
  20. Nấm
  21. Mù tạt xanh
  22. Rau bạch anh
  23. Hành tây
  24. Củ cải vàng (đường huyết cao)
  25. Đậu Hà Lan
  26. Ớt
  27. Bí ngô
  28. Củ cải đỏ
  29. Củ cải Thuỵ Điển
  30. Rong biển
  31. Rau bina, màu xanh lá cây
  32. Tảo Spirulina
  33. Mầm
  34. Khoai lang
  35. Cà chua
  36. Cải xoong
  37. Lúa mì
  38. Wild greens
DANH SÁCH RAU ALKALINE 
ĐÔNG PHƯƠNG
1. Nấm maitake
2. Củ cải trắng Nhật Bản 
3. Gốc bồ công anh
4. Nấm đông cô
5. Rong biển kombu
6. Nấm linh Chi
7. Lá nori
8. Mơ muối Nhật Bản
9. Rong biển wakame

 ALKALINE
DANH SÁCH TRÁI CÂY

1. Táo
2. Mơ
3. Bơ
4. Chuối (đường huyết cao)
5. Berries
6. Blackberries
7. Dưa vàng
8. Đào chua
9. Dừa tươi
10. Nho
11. Táo tàu khô
12. Sung khô
13. Nho Hy Lạp (quả cây lý)
14. Bưởi
15. Dưa xanh
16. Chanh
17. Vôi
18. Dưa đỏ
19. Cây xuân đào
20. Cam
21. Đào
22. Lê
23. Dứa
24. Nho khô
25. Trái mâm xôi
26. Đại hoàng
27. Dâu
28. Quýt
29. Cà chua
30. Trái cây nhiệt đới
31. Mận umeboshi
32. Dưa hấu

 ALKALINE
DANH SÁCH THỰC PHẨM PROTEIN

1. Hạnh nhân
2. Hạt dẻ
3. Cây kê
4. Đậu nành lên men (tempah)
5. Đậu phụ lên men
6. Thực phẩm chức năng Whey Protein

 ALKALINE
DANH SÁCH ĐỒ NGỌT

1.    Cỏ ngọt Stevia

 ALKALINE
DANH SÁCH ĐỒ NÊM VÀ GIA VỊ

1. Quế
2. Cà ri
3. Gừng
4. Mù tạt
5. Ớt tiêu
6. Muối biển
7. Tương Miso Nhật Bản
8. Nước tương dưỡng sinh tamari
9. Tất cả các loại thảo mộc

 ALKALINE
DANH SÁCH CÁC THỰC PHẨM KHÁC

1. Nước Cider Táo chua
2. Phấn Hoa
3. Hạt lecithin
4. Mật đường, blackstrap
5. Các thực phẩm thân thiện với môi trường
6. Các sản phẩm sữa chua
7. Nước trái cây màu xanh lá cây
8. Nước ép rau
9. Nước ép trái cây tươi
10. Nước khoáng
11. Nước kiềm chống Oxy hoá

 ALKALINE
DANH SÁCH KHOÁNG

1. Cesium: pH 14
2. Kali: pH 14
3. Natri: pH 14
4. Canxi: pH 12
5. Magnesium: pH 9
ACID
DANH SÁCH RAU ACID

1. Ngô
2. Đậu lăng
3. Ô-liu
4. Bí mùa đông

ACID
DANH SÁCH TRÁI CÂY

1. Việt quất
2. Trái cây đóng hộp hoặc tráng men
3. Lê nham
4. Nho
5. Mận
6. Mận khô

ACID
DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM HẠT CÓ CHỨA ACID

1. Cây mồng gà
2. Lúa mạch
3. Cám, lúa mì
4. Cám, yến mạch
5. Ngô
6. Bột bắp
7. Bột cây gai dầu hạt giống
8. Kamut
9. Yến mạch (cuộn)
10. Bột lúa kiều mạch
11. Diêm mạch
12. Gạo (tất cả)
13. Bánh gạo
14. Lúa mạch
15. Lúa mì ít xơ (spelt)
16. Lúa mì
17. Mầm lúa mì
18. Mì
19. Bột ống
20. Spaghetti
21. Bánh mì
22. Bánh, soda
23. Bột, màu trắng
24. Bột mì, lúa mì
25. Tiêu

ACID
DANH SÁCH ĐẬU VÀ CÁC CÂY HỌ ĐẬU CÓ CHỨA ACID

1. Đậu đen
2. Cây đậu xanh
3. Đậu que xanh
4. Đậu thận
5. Đậu lăng
6. Đậu tây
7. Đậu đỏ
8. Đậu nành
9. Sữa đậu nành
10. Đậu trắng
11. Sữa gạo
12. Sữa hạnh nhân

ACID
DANH SÁCH SẢN PHẨM SỮA ACID

1. Bơ
2. Pho mát
3. Phô mai, chế biến
4. Kem
5. Sữa đá

ACID
DANH SÁCH HẠT VÀ BƠ ACID

1. Hạt điều
2. Các loại đậu
3. Đậu phộng
4. Bơ đậu phộng
5. Hồ đào
6. Bơ Tahini
7. Quả óc chó

ACID
DANH SÁCH THỊT ĐỘNG VẬT PROTEIN CÓ CHỨA ACID

1. Thịt xông khói
2. Thịt bò
3. Cá chép
4. Trai
5. Cá thu
6. Thịt bò
7. Cá
8. Giống cá vược nhỏ
9. Ngây thơ
10. Tôm
11. Trai
12. Nội tạng
13. Hàu
14. Sườn non
15. Thịt lợn
16. Thỏ
17. Cá hồi
18. Cá mòi
19. Xúc xích
20. Con sò
21. Tôm
22. Động vật có vỏ
23. Cá ngừ
24. Gà tây
25. Bê
26. Thịt nai

ACID
DANH SÁCH DẦU MỠ ACID

1. Dầu trái bơ
2. Bơ
3. Dầu cải dầu
4. Dầu ngô
5. Dầu cây gai dầu hạt giống
6. Dầu lanh
7. Mỡ heo
8. Dầu ô liu
9. Dầu rum
10. Dầu mè
11. Dầu hướng dương

ACID
DANH SÁCH ĐỒ NGỌT ACID

1. Hạt carob
2. Đường
3. Nước đường làm từ ngô

ACID
DANH SÁCH THỨC UỐNG ACID

1.    Nước uống có cồn
2.    Nước sốt catsup
3.    Ca cao
4.    Cà phê
5.    Giấm
6.    Nước ngọt


*Xin lưu ý rằng tôi không phải là một bác sĩ/dược sĩ nên tôi không thể đảm bảo hiệu quả của những công thức trên. Phương pháp trị liệu ung thư đề cập ở trên không được duyệt bởi Uỷ Ban Thực Phẩm và Thuốc (Food and Drugs Administration) và bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. 

Arius Ngọc Trần
Bản quyền tiếng Việt ©Zeronews
Read more…

ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TOÁN LẦN THỨ 4 2014 TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH

01:12 |

De thi Thu Toan Lan 4 2014 NTThanh khoi A A1 B D
De thi Thu Toan Lan 4 2014 NTThanh khoi A A1 B D

De thi Thu Toan Lan 4 2014 NTThanh khoi A A1 B D


Dap an và De thi Thu Toan Lan 4 2014 NTThanh khoi A A1 B D

Dap an và De thi Thu Toan Lan 4 2014 NTThanh khoi A A1 B D

Dap an và De thi Thu Toan Lan 4 2014 NTThanh khoi A A1 B D

Read more…

Loài ve sầu mới ở Lào Cai

23:27 |

Loài ve sầu mới ở Lào Cai

Giới khoa học công bố loài ve sầu mới thuộc giống Karenia ở Lào Cai. Đây cũng là lần đầu tiên giống này được ghi nhận ở Việt Nam.
Hình ảnh con đực loài ve sầu Karenia hoanglienensis Pham & Yang, 2012: A, nhìn từ mặt lưng. B, nhìn từ mặt bụng
Hình ảnh con đực loài ve sầu Karenia hoanglienensis Pham & Yang, 2012 nhìn từ lưng (hình A) và nhìn từ mặt bụng (hình B). Ảnh: VAST.
Loài mới có tên Karenia hoanglienensis Pham & Yang, 2012. Chúng được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn là Karenia hoanglienensis ở vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Theo website của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST), loài trên có chiều dài cơ thể 26,2 - 27,4 mm; cánh trước của chúng dài 39,4 - 40,5 mm và rộng 14,3 - 15,4 mm. Cánh trước và cánh sau của loài trong suốt.
Trên thế giới mới chỉ có 4 loài thuộc giống ve sầu này được công bố. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên ghi nhận giống này.
Read more…

Hai đảo hình thành do núi lửa nhập thành một

23:22 |

Hai đảo hình thành do núi lửa nhập thành một

Hòn đảo mới hình thành ở Nhật Bản hồi tháng 11 năm ngoái do núi lửa phun trào lấn sang hòn đảo bên cạnh và hợp nhất hai đảo thành một.
Hòn đảo mới hình thành ở Nhật Bản hồi tháng 11 năm ngoái do núi lửa phun trào lấn sang hòn đảo bên cạnh và hợp nhất hai đảo thành một.
Untitled-1-6179-1396859479.jpg
Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự sáp nhập của hai hòn đảo Nishino-shima và Niijima. Ảnh: NASA Earth Observatory
Núi lửa phun trào hôm 21/11 năm ngoái khiến các lớp dung nham được phun lên với khối lượng lớn, hình thành một hòn đảo nhỏ nằm cách thủ đô Tokyo 1.000 km về phía nam, trên rìa phía tây của vành đai lửa Thái Bình Dương. Hòn đảo sau đó được đặt tên Niijma. Lúc này, nó nằm cách đảo Nishino-shima ở gần đó khoảng 200 m.
Dựa trên các hình ảnh vệ tinh ghi nhận được trong thời gian qua, các chuyên gia cho biết đảo Niijma vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích và lấn sang hòn đảo bên cạnh. Hình ảnh vệ tinh ghi lại hôm 30/3 từ vệ tinh Landsat 8 cho thấy kích thước đảo Niijima đã vượt qua đảo Nishino-shima.
Sự gia tăng về kích thước của Niijima khiến hai hòn đảo gần như hợp nhập lại thành một, chiều rộng của hai hòn đảo là khoảng 1.000 m. Theo Live Science, hòn đảo hiện có độ cao hơn 60 m so với mực nước biển.
Hiện tượng đảo Niijma mở rộng diện tích được quan sát từ tháng 12 năm ngoái. Trong thời gian này, các quan chức thuộc bộ phận quản lý và theo dõi đảo mới hình thành do núi lửa phun trào cho biết, nó đã dính liền tại hai điểm với Nishino-shima, một đảo núi lửa không người thuộc chuỗi đảo Ogasawara. Theo quan sát của tuần duyên Nhật, các đám khói trắng và tro bụi vẫn tiếp tục xuất hiện ở hòn đảo này, lớp dung nham vẫn tiếp tục phun trào, do đó diện tích hòn đảo cũng sẽ mở rộng.
Những đợt phun trào núi lửa tương tự vào những năm từ 1970-1980 từng tạo ra nhiều đảo nhỏ ở Nhật. Tuy nhiên, những hòn đảo này đã bị đại dương ăn sâu một phần hoặc hoàn toàn.
000-Hkg9310072-6620-1388110257-6412-1396
Đảo Niijima (phải) và đảo Nishino-shima (trái) nối liền ở hai điểm vào thời điểm tháng 12 năm ngoái. Ảnh: AFP
Read more…

Nguyên tác vàng trong giảng dạy

23:06 |



Làm thế nào để thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên một cách hiệu quả? Rất nhiều trường đại học đã đặt ra câu hỏi đó. Dựa vào các nghiên cứu về phương pháp dạy và học ở nhiều trường đại học, Global Education xin giới thiệu 7 nguyên tắc vàng có thể áp dụng trong giảng dạy đại học.

1. Khuyến khích sự liên hệ giữa sinh viên và giáo viên toàn khoa
Sự liên hệ thường xuyên giữa sinh viên và giáo viên trong và ngoài lớp học là nhân tố quan trọng trong việc tạo động lực học tập cho sinh viên và thu hút sự quan tâm của họ. Sự quan tâm của giáo viên trong khoa sẽ giúp sinh viên vượt qua những giai đoạn khó khăn và tiếp tục học tập. Mối quan hệ tốt với một vài thành viên của khoa sẽ thúc đẩy quá trình học tập chuyên môn và giúp sinh viên tự ý thức về giá trị của họ cũng như những kế hoạch cho tương lai.
2. Tăng cường việc trao đổi học tập và sự hợp tác giữa các sinh viên
Quá trình học tập sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nếu có sự cố gắng của đồng đội thay vì việc rượt đuổi cá nhân. Quá trình học tốt, cũng giống như làm việc tốt chính là nhờ sự hợp tác và hòa đồng chứ không phải từ việc cạnh tranh và làm việc đơn lẻ. Chính việc hợp tác với sinh viên khác sẽ làm tăng khả năng tham gia tích cực trong quá trình học tập. Trình bày ý tưởng của mình và bình luận ý kiến của người khác sẽ giúp tư duy sắc bén hơn và hiểu vấn đề sâu hơn.
3. Khuyến khích quá trình học tập tích cực
Học tập không phải là một hoạt động một chiều. Sinh viên học tập không phải chỉ ngồi trong lớp nghe giảng, ghi nhớ mớ kiến thức khô cứng và đưa ra những câu trả lời học thuộc trong sách. Họ phải cùng nhau thảo luận về những vấn đề họ đang nghiên cứu, viết về nó, liên hệ nó với kiến thức cũ và ứng dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Họ phải biết biến kiến thức sách vở thành một phần kiến thức của họ.
4. Đưa ra nhận xét mang tính gợi ý
Nhận thức được điều gì mình đã biết và điều gì chưa biết là mục tiêu của quá trình học tập. Sinh viên cần những lời nhận xét thích đáng về những gì mà họ làm được để tiến bộ từ khóa học. Khi mới bắt đầu, sinh viên cần sự giúp đỡ trong việc đánh giá những kiến thức đã học và năng lực đã có. Trong lớp, sinh viên cần được tạo cơ hội để thực hành và nhận được những gợi ý để tiến bộ hơn. Đến giai đoạn nhất định trong khóa học và vào cuối khóa, sinh viên cần có cơ hội để kiểm tra lại họ đã học được gì, cần học thêm gì và làm thế nào để tự đánh giá được kiến thức của họ.
5. Nhấn mạnh thời gian cho từng việc
Học tập chính bằng thời gian cộng với công sức. Không gì có thể thay thế được thời gian học tập. Học cách quản lý thời gian một cách hiệu quả là việc rất cần thiết, nó thể hiện tính chuyên nghiệp của sinh viên. Phân bố lượng thời gian phù hợp cũng có nghĩa là quá trình học tập hiệu quả của sinh viên và quá trình giảng dạy tốt của giáo viên toàn khoa. Việc phân chia thời gian cho sinh viên, nhà quản lý và hội đồng giáo viên dựa vào cơ sở tất cả mọi người đều làm việc hiệu quả cao.
6. Đặt yêu cầu cao
Càng yêu cầu cao thì bạn càng đạt được nhiều hơn. Yêu cầu cao là điều rất quan trọng đối với tất cả mọi người, cho cả những người chuẩn bị sơ sài, và cho cả sinh viên những sinh viên giỏi và thông minh. Những yêu cầu đó sẽ thúc đẩy giáo viên và sinh viên cố gắng nhiều hơn.
7. Tôn trọng các điểm mạnh và kiểu học của từng sinh viên
Có rất nhiều con đường để đạt được mục tiêu học tập. Sinh viên mang tới môi trường đại học nhiều phong cách học và tài năng khác nhau. Những sinh viên xuất sắc trong các buổi thảo luận có thể sẽ không giỏi trong phòng thí nghiệm hay các buổi học nghệ thuật. Những người khéo tay có thể không giỏi lý thuyết và ngược lại. Sinh viên cần có cơ hội để thể hiện tài năng và học theo cách phù hợp với họ. Sau đó họ mới có thể học theo cách mà giáo viên yêu cầu.
Tóm lại, mặc dù mỗi nguyên tắc có thể áp dụng độc lập, nhưng tóm lại chúng đều xuất phát từ sáu động lực chính: hoạt động, sự mong đợi, sự hợp tác, sự tương tác, tính đa dạng và trách nhiệm. Chúc các bạn thành công!
Read more…